Những tác hại ngu ngốc gây ra bởi điện thoại thông minh

Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ không ngừng đổi mới. Tôi nhớ những năm 2005, 2006 khi lần đầu tiên các smart phone (điện thoại thông minh) xuất hiện, người ta lướt web với tốc độ của những con rùa đúng nghĩa. GSM (tương đương 2G), GPRS (2.5G), EDGE (2.75 G)… Lúc đó cảm thấy việc tìm kiếm thông tin trên internet bằng những chiếc điện thoại thật là mệt mỏi, ta đã mong ước có một ngày công nghệ phát triển mạnh mẽ, để tiết kiệm thời gian hơn.

Và rồi những năm gần đây, công nghệ 4G phổ cập, người ta có thể dễ dàng xem những bộ film HD trên thiết bị di động thông minh một cách nhanh chóng. Vậy nhưng thời gian họ tiết kiệm được là bao nhiêu? Ngày càng nhiều các trang web liên quan tới giải trí online mọc lên, mạng xã hội phát triển dựa trên nền tảng công nghệ mạng “nhanh như gió”. Những tưởng chúng ta có thể tận dụng công nghệ, tiết kiệm thời gian để làm những việc có ý nghĩa hơn… nhưng không phải!

tac hai ngu ngoc tu dien thoai thong minh 4

Những tác hại của điện thoại thông minh do thói quen sử dụng ngu ngốc

Chúng ta ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Nhìn xung quanh, có mấy người không sử dụng mạng xã hội? Có mấy ai lúc rảnh rỗi mà không lôi chiếc “điện thoại thông minh” ra để vuốt vuốt, trượt trượt. Liệu đó có phải điều ngu ngốc?

Các nhà khoa học người Canada đã thực hiện một nghiên cứu trên hơn 600 tình nguyện viên. Bằng cách sử dụng các biện pháp khác nhau về điện não kết hợp cùng kỹ năng nhận thức, từ trực quan đến phân tích. Kết quả cho thấy có một mối liên hệ không nhỏ giữa việc Giảm trí thông minh và Nghiện smart phone. Người càng nghiện smartphone càng có xu hướng tự kỷ, cô đơn, buồn chán. Cứ 8 người sử dụng điện thoại thông minh sẽ có 1 người nghiện chụp hình selfie và tốn nhiều thời gian vô bổ hơn.

Tôi nhớ cách đây vài năm, Anh Sếp khó tính của tôi liên tục phê phán nhân viên sử dụng mạng xã hội facebook trong giờ làm việc. Anh Sếp này suốt ngày dè bỉu những việc lướt facebook vô bổ, vì nó chẳng tạo ra giá trị gì cả, chỉ phí hoài thời gian vô ích. Nhưng thật bất ngờ khi gặp lại, sau vài năm tôi nhận ra: Anh ấy cũng đã nghiện facebook mất rồi! Sức hút của mạng xã hội không nhỏ chút nào.

Các thói quen xấu nhất khi dùng smartphone:

  1. Chụp ảnh mọi bữa ăn để đăng tải trên mạng xã hội

Nói cách khác chính là: “Cúng phây” (Cúng facebook). Thật nhàm chán và mất thời gian nếu bạn làm gì, ăn gì cũng phải show lên cho mọi người thấy. Đây là một việc vô bổ và dễ gây phản cảm trên mạng xã hội, người ta không quan tâm đâu!

  1. Chụp rất nhiều, rất nhiều tấm hình selfie ở mọi nơi, kể cả trong toilet

Trong những chuyến đi chơi, dã ngoại họ muốn lưu lại những tấm hình để ghi nhớ chúng về sau. Nhưng điều kỳ lạ thay là tấm nào cũng như nhau hết cả, khuôn mặt họ chiếm trọn bức hình và người ta chả thấy khung cảnh đó trông như thế nào? Nhiều người họ quá coi trọng vẻ bề ngoài trên mạng xã hội, nên chỉ chọn góc độ mà khuôn mặt mình trông đẹp nhất. Nhưng thật nhàm chán khi có tới rất rất nhiều tấm ảnh trông… giống hệt nhau.

  1. Ghi lại mọi khoảnh khắc cuộc sống, trong khi không bao giờ xem lại nó.

Bất kỳ sự vật, sự việc lạ nào đó xảy ra là người ta sẵn sàng dừng chân lại, lôi điện thoại ra để chụp, để quay film. Nhưng không bao giờ họ xem lại những bức ảnh, những video đó. Thật vô bổ!

  1. Lạm dụng emotions

Emotion khiến chúng ta trẻ trung hơn, sinh động hơn trong các cuộc hội thoại. Nhưng nếu bạn quá lạm dụng chúng thì sẽ rất thiếu chuyên nghiệp, rất có thể tạo ra cảm giác phản cảm cho đối tác, cho bạn bè người thân đấy.

  1. Quá phụ thuộc vào điện thoại.

Bạn thử tự hỏi nếu một ngày mất mạng 3G, mất wifi thì mình sẽ làm gì hay chưa? Ở nhà với một chiếc smart phone không vào được mạng quả thật là thảm họa! Còn khi ở ngoài, bạn sẽ thấy trống trải biết bao và gần như chẳng biết làm gì cả.

Những tác hại, những hậu quả của việc nghiện điện thoại thông minh gây ra:

  1. Ảnh hưởng trực tiếp lên đôi mắt

Tập trung ánh mắt vào điện thoại thông minh hay máy tính trong một thời gian dài sẽ khiến đôi mắt khô đi. Hệ lụy là những cơn đau mắt, mờ mắt và đau đầu nhẹ. Đôi mắt cần thời gian để phục hồi, nếu bạn chăm chú quá mức trong một thời gian quá dài, dần dần nó sẽ bị ảnh hưởng xấu.

  1. Gây ra những cơn trầm cảm

Giới trẻ ngày nay có tỷ lệ trầm cảm rất lớn, hơn hẳn thế hệ ông bà chúng ta trước đây. Việc tiếp xúc với những mẩu truyện cười, những hình ảnh hài hước với tần suất lớn làm cho giới trẻ chai sạn với niềm vui, rất dễ gây ra những sự trống trả và trầm mặc.

  1. Giảm trí nhớ

Bạn có xu hướng ngại ghi nhớ, vì bất cứ lúc nào cần thì có thể lôi điện thoại thông minh ra để tra, để search… Một khi đã lâu không được sử dụng, khả năng ghi nhớ của chúng ta sẽ bị mai một đi dần.

  1. Luôn có cảm giác sợ bị lãng quên.

Có khi nào bạn thử biến mất trên facebook (tạm khóa facebook hoặc lâu không đăng stt…) và thử xem có ai nhớ tới bạn? Rất tiếc là không, mọi người còn có rất nhiều niềm vui trên mạng xã hội đó, và chẳng mấy ai để ý sự xuất hiện hay không của bạn đâu, vắng mợ chợ vẫn đông mà!

Bạn đăng stt trên facebook, tại sao không có nhiều like nhỉ? Bạn luôn để ý tới con số ấy mỗi lần lướt qua facebook. Đó gọi là hội chứng sợ bị lãng quên. Phần lớn tín đồ mạng xã hội mắng phải triệu chứng này.

  1. Ảnh hưởng tới việc giao tiếp hàng ngày ngoài thế giới thực

Trong một bữa ăn tối, hay trong cuộc gặp gỡ bạn bè, mỗi người nhìn vào một chiếc điện thoại của riêng mình. Smartphone rõ ràng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc nói chuyện. Dần dà nó làm ta ngại giao tiếp hơn. Giao tiếp là liều thuốc quan trọng cho sức khỏe tinh thần, nhưng chúng ta đã quên mất điều này.

tac hai ngu ngoc tu dien thoai thong minh-2

Sử dụng điện thoại thông minh sẽ làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ thực

“Thật hài hước và phi logic, khi công nghệ được sinh ra là để kết nối mọi người, lại đang làm cho khoảng cách giữa người với người dần lớn hơn”. Babyface Romero

“Tôi sợ một ngày khi công nghệ lấn át sự giao tiếp giữa con người với con người. Thế giới sẽ có một thế hệ toàn những kẻ đần độn”. Albert Einstein.

  1. Gây trở ngại cho giờ giấc sinh hoạt, cũng như giấc ngủ của bạn

Có tới 95% tín đồ mạng xã hội luôn lướt mạng trước khi ngủ. Vd ở Việt Nam, mxh facebook rất sôi động khi về đêm. Ánh sáng từ các thiết bị điện thoại thông minh gây cản trở cơ thể sản sinh ra các hormone thúc đẩy giấc ngủ. Cứ hình dung đơn giản khi bạn đã buồn ngủ lắm rồi, nhưng đang đọc dở một bài viết thú vị nào đó. Bạn có sẵn sàng rời bỏ chúng để đi ngủ? Không dễ dàng chút nào! Và khi đọc xong bài viết ấy, cơn buồn ngủ ban nãy cũng bay biến đi mất… Và thế là lại trằn trọc thâu đêm.

  1. Gây đau lưng, cổ và vai gáy

Rất nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại hàng giờ liền trong trạng thái cúi gằm mặt, để nhìn rõ hơn. Thói quen xấu này xảy ra trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lưng, cổ và vai gáy. Ngả người về phía trước lớn hơn 60 độ sẽ gây ra áp lực lớn lên cột sống, lâu dài có thể gây ra thoát vị đĩa đệm (tình huống xấu nhất).

tac hai ngu ngoc tu dien thoai thong minh-1

  1. Gây khó khăn cho học tập và làm việc

Đôi lúc bạn lại cầm điện thoại lên, check face xem có notification nào mới, có mess nào không… Điện thoại thông minh làm người ta kém tập trung hơn.  Tình trạng này kéo dài trong cả một ngày sẽ khiến công việc bị gián đoạn, việc học tập cũng sẽ không còn hiệu quả nữa.

  1. Gây phân tâm khi lái xe, nguy cơ tạo ra tai nạn giao thông

Trong một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu người Mỹ, có tới 50% số người được hỏi cho biết họ đã từng sử dụng tin nhắn, mạng xã hội khi lái xe. Mỗi ngày ở Mỹ có khoảng 10 người mất mạng chỉ vì sử dụng điện thoại thông minh khi đang tham gia giao thông.

Không thể đổ lỗi cho công nghệ, vì công nghệ cũng chỉ là công cụ. Người sử dụng là chúng ta. Công nghệ chính là cơ hội, chứ không phải mối nguy hại nếu bạn thực sự làm chủ nó.

Vậy câu hỏi đặt ra đó là, làm sao để sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh nhất? Và chính chúng ta phải quyết tâm để thay đổi bản thân mình, để tránh xa các tác hại đó.